Hiện nay có rất nhiều kiểu
đeo nhẫn khác nhau trên các ngón tay. Tuy nhiên, nếu các bạn đeo không đúng
cách thì sẽ chẳng những không đẹp mà còn làm mất đi cái ý nghĩa, tính biểu
trưng của chiếc nhẫn. Vậy, đeo nhẫn như thế nào là chuẩn nhất?
![]() |
Trao nhẫn cưới |
Các bạn ạ, mỗi dân tộc có một
kiểu và sở thích, “quy chuẩn” đeo nhẫn khác nhau.
Thậm chí ở VN, ngày xưa các
cụ cũng đã đeo nhẫn và có quy chuẩn khác so với bây giờ.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu
từ nhiều nguồn khác nhau, theo blog chị Tâm thì dưới đây là những cách đeo nhẫn
đúng nhất, các bạn nên nhớ và tuân thủ nhé.
Đầu tiên, blog chị Tâm cho
rằng, khi bạn đeo nhẫn ở ngón tay nào, bàn tay nào thì cũng nên cố gắng cho nó
có một ý nghĩa nào đó bên cạnh mục tiêu làm đẹp.
Nhờ đó, người khác nhìn vào
bàn tay của bạn có thể hiểu được phần nào về bạn- thậm chí là cả “lai lịch”,
“tiểu sử” – “hồ sơ” của bạn. Chẳng hạn như đang yêu đương, đã lập gia đình hoặc
đang cô đơn, li dị… Do đó, đừng đeo lung tung kẻo bị hiểu lầm các bạn nhé.
Hướng dẫn cách đeo nhẫn trên các ngón tay đúng nhất
Áp dụng cho cả nam và nữ
Trên bàn tay trái:
Khi bạn đeo nhẫn ở ngón út,
nó sẽ tạo cho người khác một cảm giác bạn đang sầu lẻ hoặc khá lạnh lùng, thơ ơ
chuyện tình. Chiếc nhẫn như rơi ra ngoài, trông lỏng lẻo.
2. Ngón áp út: Đây là ngón chỉ để đeo nhẫn cưới. Khi bạn đã lập gia
đình thì cả hai sẽ cùng trao nhẫn, đeo nhẫn cho nhau hoặc cha mẹ sẽ đeo vào tay
của cô dâu (theo phong tục cũ của VN) trên ngón áp út. Tuy nhiên, ý nghĩa nhất
là chú rể sẽ trao vào tay cô dâu ngay trong lễ cưới.
Khi không còn sống với nhau
nữa hoặc vợ chồng không còn yêu nhau nữa hoặc đã ra tòa li dị thì nên tháo bỏ
nhẫn ra.
Và khi bạn chưa lập gia đình,
chưa cưới chồng lấy vợ thì cũng đừng nên đeo nhẫn vào ngón tay đó nhé.
Tại sao lại đeo nhẫn cưới ở
ngón áp út?
Tuy nhiên theo blog chị Tâm
thì về mặt thẩm mỹ - làm đẹp, đây là ngón tay đẹp nhất trên cả bàn tay. Nó nhỏ
xinh đúng không bạn? Bạn xòe 5 ngón tay ra, nó không phải là to nhất, cũng
không nhỏ nhất.
Nếu bạn đeo ở ngón giữa, sẽ lộ liễu quá, đeo ở ngón giữa thì
quá cân đối, ai cũng có thể nhìn thấy và ngón giữa cũng là ngón tay to nhất,
dài nhất “hàng trên”- chiếc nhẫn sẽ phải to nhất, đeo vào làm cho bàn tay của
bạn lộ ra, sẽ thô lắm đó.
Trong khi đeo ở ngón tay áp
út sẽ là đẹp nhất, kín đáo nhất. Tình yêu và hạnh phúc cũng là sự kín đáo và tế
nhị đó bạn ạ. Thêm nữa, khi bạn đeo 1 chiếc nhẫn xinh xinh vào sẽ làm cho ngón
áp út to & cân đối với hai ngón trỏ và giữa.
Còn theo quan niệm của người
phương Tây, ngón áp út là ngón yếu nhất (yếu hơn cả ngón tay út). Ngoài ra, ở
đây còn có một sợi dây thần kinh yêu chạy thẳng lên – blog chị Tâm chưa có bằng
chứng nào cả, chỉ là tham khảo từ quan niệm của các nhà khoa học phương Tây qua
sách vở nhé.
Nhưng tại sao lại không đeo
nhẫn cưới ở ngón tay áp út của bàn tay phải?
Nhẫn lông đuôi voi may mắn
Nhẫn lông voi thật
Cách đeo nhẫn lông voi
Giá nhẫn lông voi
Nhẫn lông voi có tác dụng gì
Ý nghĩa của nhẫn cưới
Tại sao đeo nhẫn cưới ngón áp út
Đeo nhẫn ngón nào đẹp nhất
Bói nhẫn
Cách đeo nhẫn đúng
Nhẫn lông đuôi voi may mắn
Nhẫn lông voi thật
Cách đeo nhẫn lông voi
Giá nhẫn lông voi
Nhẫn lông voi có tác dụng gì
Ý nghĩa của nhẫn cưới
Tại sao đeo nhẫn cưới ngón áp út
Đeo nhẫn ngón nào đẹp nhất
Bói nhẫn
Cách đeo nhẫn đúng
Cũng như trên nói, ngón tay
áp út là ngón yếu nhất, nên người ta muốn đeo 1 cái nhẫn vào đó để nó đỡ bị hao
mòn khi làm việc, cử động và sinh hoạt nhất. Và bàn tay trái là nơi có cường độ
cử động ít hơn hẳn so với bàn tay phải (tỷ lệ người thuận tay trái không thể
nhiều hơn tay phải nhé) và khi bạn chìa hai cánh tay ra, bạn sẽ có cảm giác bị
mất cân bằng, cơ thể bạn nghiêng lệch về bên tay phải. Do đó, cũng giống hệt
đeo đồng hồ, chiếc nhẫn cũng được đeo vào bên trái để cho cân xứng, tạo ra độ
thăng bằng trong tâm lý. Đọc thêm: Nên đeo nhẫn cưới ngón tay nào?
Đây là bài viết và nội dung độc quyền của blog chị Tâm- chỉ có ở blog chị Tâm, cấm sao chép, ‘xào nấu’ dưới mọi hình thức. Nội dung đã được bảo vệ bởi Chương trình bản quyền DMCA.
Đây là bài viết và nội dung độc quyền của blog chị Tâm- chỉ có ở blog chị Tâm, cấm sao chép, ‘xào nấu’ dưới mọi hình thức. Nội dung đã được bảo vệ bởi Chương trình bản quyền DMCA.
Nếu các bạn có cảm nhận, bổ
sung hoặc chia sẻ gì về bài viết này, cứ để lại comments ở bên dưới nhé. Còn đây là bài số 2: Cách đeo nhẫn ngón giữa - ngón trỏ và ngón cái
Bình luận của bạn sẽ được xem qua trước khi đăng. Bạn vui lòng chờ nhé