Trẻ bị viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì? - Khi con cái của bạn bị đau thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng thì bạn không chỉ nên sớm đưa con cái đi thăm khám mà còn cần chú ý tới
chế độ ăn uống của chúng. Vậy chế độ ăn uống cho trẻ em bị viêm loét dạ dày –
tá tràng là như thế nào?
Trong bài trước, blog chị Tâm đã giới thiệu sơ qua cho các bạn hiểu
về các triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em – nguyên nhân bị đau dạ dày và cách
phòng bệnh, chữa trị…
Hôm nay, sẽ điểm lại một số nội dung như sau:
Nguyên nhân trẻ em bị đau dạ dày
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa. Khi thức ăn vào dạ dày sẽ kích
thích bài tiết dịch vị do cơ chế thần kinh và hormon. Dạ dày co bóp để nghiền
và nhào trộn thức ăn với dịch vị và vận chuyển thức ăn xuống ruột. Dịch vị dạ
dày chủ yếu là men tiêu hóa pepsin, HCL và các chất nhầy. Chất nhầy có tính
kiềm, bao phủ niêm mạc dạ dày.
Khi bài tiết chất nhầy giảm dễ gây viêm loét dạ dày. Điều
này thì bạn cũng dễ hiểu, chẳng hạn như khi bạn nhịn ăn, thường xuyên bỏ bữa,
để dạ dày bị rỗng… thì dịch vị càng tiết ra nhiều và làm cho bạn cảm thấy bị
đau ở vùng bụng – thượng vị - dạ dày. Dần dần, sẽ hình thành vết loét ở dạ dày.
Tuy nhiên, có những trường hợp ăn uống điều độ, đầy đủ và
đúng bữa nhưng vẫn bị đau dạ dày, tại sao?
Đó thường là những trường hợp do vi khuẩn HP gây nên. Các
trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em thường chủ yếu do vị nhiễm vi
khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Đường lây truyền phổ biến là qua đường miệng –
miệng.
Đọc thêm: Triệu chứng bệnh đau dạ dày
Đọc thêm: Triệu chứng bệnh đau dạ dày
Khi trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP và bị viêm loét dạ dày tá
tràng thì các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau bụng, đau vùng thượng vị, đau
từng cơn, đau liên quan đến bữa ăn (đau dạ dày sau khi ăn), nôn, buồn nôn, ợ
chua, đầy bụng, chán ăn và có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Nội soi tiêu hóa và mô bệnh học cho thấy tổn thương niêm mạc
dạ dày. Thuốc điều trị là kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn HP phối hợp với các
thuốc trung hòa acid hoặc ức chế tăng tiết acid dịch vị.
Khi con cái của bạn có các triệu chứng nêu trên, bạn phải
đưa chúng đi gặp các bác sỹ ngay để khám bệnh và điều trị.
Sau khi điều trị xong, để bệnh không tái phát trở lại, điều
quan trọng là bạn cần phải đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho con cái của bạn.
Chế độ ăn uống cho trẻ bị bệnh đau dạ dày
Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số thông tin về
chế độ ăn uống cho trẻ em bị viêm loét dạ dày hoặc sau khi đã điều trị khỏi
bệnh đau dạ dày.
+ Chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho trẻ em rất quan trọng, nhằm
mục đích:
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Giảm tiết acid dịch vị.
- Giảm sức ép cho dạ dày.
- Đề phòng thiếu dinh dưỡng.
- Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…
- Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.
- Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mỳ.
- Ít xơ sợi: rau củ non.
- Đồ uống: nước chín, nước chè loãng.
- Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.
- Cho con cái của bạn ăn nhiều bữa trong 1 ngày, để giảm sức ép cho chức năng tiêu hóa của dạ dày.
- Ăn điều độ, không để trẻ quá đói hoặc ăn quá no.
- Không ăn thức ăn quay, rán.
- Thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40-50 độ C.
- Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
- Thức ăn chua, hoa quả chua.
- Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
- Rượu, chè, cà phê đặc.
Bình luận của bạn sẽ được xem qua trước khi đăng. Bạn vui lòng chờ nhé